LỢI NHUẬN CAO KHI CHO ỐC “NGỦ GÁC BẾP” KHÔNG KHÓI

Thông thường, để làm ốc gác bếp, sau khi sơ chế, ốc được cho vào giỏ treo trên giàn bếp 2-3 tháng rồi sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn như luộc, hấp, xào… Tuy nhiên, cách làm đó khiến con ốc dễ bị ám khói, kén người ăn.

Lợi Nhuận Cao Khi Cho ốc ''ngủ Gác Bếp'' Không Khói (1)

Và anh Lê Hồng Lâm (ngụ TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã nghĩ ra cách làm ốc gác bếp “không khói”, bằng việc xây phòng ngủ đặc biệt cho ốc.

Lợi Nhuận Cao Khi Cho ốc ''ngủ Gác Bếp'' Không Khói (2)

Với cách làm ốc gác bếp “không khói”, anh Lê Hồng Lâm vẫn sử dụng ốc lác làm nguyên liệu chính. Những con ốc được chọn phải tròn đều, không bị sứt mẻ vỏ, miệng ốc bằng. Ốc sau khi rửa sạch, để ráo nước sẽ đem vào phòng kín để “ru ngủ”. Khi xếp ốc không được để chúng chồng lên nhau. Để ốc “ngủ” thì phòng ngủ cần duy trì nhiệt độ từ 35-37 độ C, bên dưới lót rơm hút ẩm.

Lợi Nhuận Cao Khi Cho ốc ''ngủ Gác Bếp'' Không Khói (3)

Anh Lê Hồng Lâm – TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

“Con ốc làm sạch, mình đem cho nó ngủ, mình phải giữ nó ở điều kiện khô ráo và mát mẻ trong khoảng tầm 03 tháng. Sau khi nó ngủ yên rồi thì mình sẽ chuyển nó lên ở trạng thái nằm chờ để nó chuyển hóa cái dinh dưỡng của nó ở trong cơ thể của nó lên nuôi cơ thể nó. Trong khoảng thời gian tầm khoảng 3 tháng thì con ốc sẽ trắng đi và đẹp ra. Thịt nó sẽ ngon hơn so với con ốc bình thường, mùi tanh, mùi bùn mà con ốc mình mới bắt lên nó sẽ không còn nữa.”

Lợi Nhuận Cao Khi Cho ốc ''ngủ Gác Bếp'' Không Khói (4)

Phương pháp này giúp thịt ốc sạch, vỏ ốc sẽ mỏng hơn. Giai đoạn cuối cùng trong quy trình làm ốc gác bếp không khói của anh Lâm là chuyển sang phơi ốc trên giàn, giúp vỏ ốc lên màu sáng, bắt mắt hơn.

Mỗi giỏ ốc trọng lượng 1kg có giá từ 200.000 đến 250.000 đồng. Ước tính doanh thu của anh Lâm khoảng 100 triệu đồng/tháng./.

Chương trình Người đưa tin 24H phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, thông kênh THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2.

Thanh Ngân

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM