Lazada hành trình chinh phục người dùng Việt Nam.

415

Năm 2012 khi khái niệm TMĐT còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp, những đơn vị như Lazada đã đặt nền móng, mang thói quen mua sắm mới đến đông đảo người dùng.

Năm 2021, Tập đoàn Lazada cán mốc 21 tỷ USD cho tổng giá trị hàng hóa. Số lượng đơn đặt hàng và hàng hóa được bán ra tăng trung bình 150% mỗi năm trong giai đoạn 2013-2021. Số lượng người bán sử dụng tính năng livestream trên ứng dụng Lazada cũng tăng trung bình 205% mỗi năm, từ 2019 đến 2021.

Những con số tăng trưởng trên không đơn thuần là các số liệu mặt giấy đơn giản. Kể từ khi gia nhập thị trường TMĐT Việt Nam năm 2012, Lazada là một trong những đơn vị có doanh thu và độ phủ sóng hàng đầu. Đằng sau sự tăng trưởng thần tốc này là những nỗ lực của đội ngũ Lazada để mang đến giải pháp mua sắm trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng.

Hình thành và xây dựng nền móng TMĐT ở VN

Từ năm 2019, thương mại điện tử Đông Nam Á là một miếng bánh màu mỡ thu hút nhiều ông lớn với quy mô thị trường 630 triệu người và tốc độ tăng trưởng thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Theo báo cáo năm 2021 của Google, Temasek, Bain & Company, tổng khối lượng hàng hóa TMĐT khu vực Đông Nam Á tăng từ 74 tỷ USD (2020) lên 120 tỷ USD (2021), và có tiềm năng chạm đến con số 234 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng nền kinh tế số.

Lazada là một trong những cái tên hàng đầu trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Với sự hiện diện tại 6 quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, Lazada là cái tên sàn TMĐT quen thuộc của người tiêu dùng Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Nền móng mua sắm trực tuyến của đơn vị này đã hình thành, tích lũy và phát triển qua một thập kỷ với nhiều nỗ lực và sáng kiến mới nhằm mang đến giải pháp tiêu dùng hiện đại, thuận tiện cho người dùng trong khu vực.

Năm 2015, trong khi các đối thủ vẫn loay hoay tìm chỗ đứng ở thị trường mới, Lazada đã tiên phong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng logistics phức hợp Lazada Express tại Việt Nam. Đây cũng là nền móng cốt lõi để sàn TMĐT tiếp tục hiện thực hóa các bước tiếp theo trong chiến lược trở thành một “ông lớn” chuyên ngành TMĐT ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Bồi đắp nguồn lực, mở rộng mạng lưới

Giai đoạn 2016-2019 là khoảng thời gian Lazada tích cực bồi đắp nguồn lực, đồng thời đào sâu, mở rộng mạng lưới kinh doanh ở đa dạng khía cạnh. Cũng trong giai đoạn này, sàn TMĐT hàng đầu Đông Nam Á đưa ra nhiều sáng kiến, góp phần xây đắp những xu hướng mới trong hoạt động mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng lẫn nhà bán hàng trên sàn.

Năm 2016, sàn tiên phong mở ra mô hình Học viện Lazada – Lazada University nhằm đào tạo kinh doanh sát với trải nghiệm thực tế của nhà bán hàng trên sàn. Giờ đây, không chỉ người mua, mà cả đối tác bán hàng của Lazada cũng được hỗ trợ, giúp đỡ để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Kể từ khi ra đời, học viện Lazada đã trở thành bạn đồng hành cung cấp hàng loạt video hướng dẫn kinh doanh miễn phí, các hội thảo và workshop tương tác trực tiếp, chương trình ưu đãi…, giúp cộng đồng nhà bán hàng thích nghi và vận dụng hiệu quả các công cụ kinh doanh online.

Sàn TMĐT này cũng ứng dụng các công nghệ kỹ thuật thương mại số hiện đại hàng đầu lúc bấy giờ với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Alibaba. Nhờ đó, những khái niệm như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud computing), Marketing số hóa… dần được ứng dụng vào hệ thống để giải quyết những bài toán tự động trong bối cảnh quy mô thị trường của Lazada ngày một lớn mạnh. Cũng trong giai đoạn này, Lazada cho ra mắt hệ thống phân loại hàng hóa tự động đầu tiên tại TP.HCM, thúc đẩy khâu giao vận hàng hóa đến tay người dùng nhanh chóng hơn.

Lazada chú trọng khâu logistics, mở rộng mạng lưới, kết nối nguồn lực.

Shop Gamikey: https://gamikey.com/

Vào năm 2018, Lazada cho ra mắt LazMall – hệ thống gian hàng chính hãng khắp Đông Nam Á. Sau hơn 3 năm hoạt động trên khắp 6 thị trường trong khu vực, LazMall liên tục tăng trưởng với tốc độ tích cực, trở thành trung tâm mua sắm trực tuyến hàng đầu, kết nối người mua sắm với hơn 32.000 thương hiệu chính hãng chất lượng cao.

Khái niệm gian hàng chính hãng đã mở ra một chương mới trong thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt. Giờ đây, khách hàng dễ dàng tiếp cận những sản phẩm chất lượng cao, chính hãng với giá cả hợp lý chỉ với một chạm trên điện thoại thông minh, góp phần tăng uy tín của khái niệm “mua hàng online” vốn có nhiều hoài nghi trong giai đoạn đầu.

Thấu hiểu được nhu cầu giải trí ngày một tăng cao của người dùng, vào năm 2019, Lazada tiên phong trong việc khai thác, phát triển mô hình shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) và hình thức livestream trên ứng dụng. Với mô hình này, Lazada đã trở thành một nơi giải trí, thư giãn kết hợp mua sắm cho hàng triệu khách hàng.

Thành công tiếp nối vào tháng 9/2019, Lazada ghi nhận hơn 50 triệu người mua hàng hoạt động hàng năm – con số ấn tượng với một sàn TMĐT 7 năm tuổi.

Bùng nổ tăng trưởng TMĐT trong bối cảnh Covid-19

Khi mua sắm trực tuyến trở nên quen thuộc, nhu cầu của người tiêu dùng với sàn TMĐT cũng trở nên đa dạng hơn. Lazada Việt Nam ghi nhận những bứt phá về quy mô cũng như sự đầu tư mạnh vào hạ tầng, công nghệ giao vận trong năm 2021. Khéo léo kết hợp giữa yếu tố khách quan và những nỗ lực cải tiến không ngừng, Lazada Logistics là một trong những đơn vị hiếm hoi giữ vững phong độ và bứt phá trong giai đoạn dịch, hỗ trợ hàng triệu người tiêu dùng vượt qua khó khăn do những bất cập về hạn chế di chuyển, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Cũng trong năm 2021, Lazada Logistics giới thiệu dịch vụ giao vận đa kênh MCL (multi-channel logistics) nhằm mang đến giải pháp xử lý đơn hàng toàn diện, giúp các thương hiệu đối tác và nhà bán hàng hoàn thiện khâu giao vận logistics một cách thông suốt. Giải pháp MCL cho phép các thương hiệu, nhà bán hàng và đối tác chủ động trong việc kiểm soát lượng hàng tồn kho, đồng thời tháo gỡ những vấn đề hậu cần như chi phí vận hành cao trong quá trình triển khai đơn hàng.

Ông Vũ Đức Thịnh – Giám đốc Logistics Lazada Việt Nam cũng cho biết: “Trong 5 năm tới, Lazada sẽ đầu tư hàng chục triệu USD nữa để hướng tới mục tiêu dẫn đầu thị trường ở tất cả khía cạnh, đồng thời giữ vững vị thế đó bằng chiến lược phát triển xanh và bền vững”.

Sự bùng nổ TMĐT trong 2 năm dịch Covid-19 góp phần thúc đẩy Lazada tăng trưởng mạnh mẽ.

Shoppertainment cũng là một trong những hoạt động nổi bật của Lazada trong thời gian qua khi mang đến cho người dùng những trải nghiệm giải trí hấp dẫn, đồng thời cung cấp cho nhà bán hàng kênh kinh doanh hiệu quả. Theo thống kê, trong những ngày cao điểm của các Lễ hội mua sắm trong năm 2021, Lazada tạo ra hơn 400 tập livestream mỗi ngày, thu hút lượng người xem tăng 5-6 lần so với ngày thường. Bên cạnh đó, trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to” đầu năm 2022, kênh LazLive trên ứng dụng Lazada cũng ghi nhận doanh số bán ra tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lazada giới thiệu “cỗ máy thời gian” để người dùng ôn lại ký ức với các cột mốc ấn tượng cùng Lazada trong 10 năm qua.

Hành trình 10 năm của Lazada là sự tận tâm, không ngừng đầu tư, nâng cao trải nghiệm mua sắm người dùng, đồng thời trợ lực doanh nghiệp và nhà bán hàng chuyển đổi số thành công, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số. Trong đó, hoàn thiện mảng logistics, ứng dụng công nghệ AI và big data vào tìm kiếm, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng chính là thế kiềng 3 chân vững chắc tạo nên thành công và sự tin tưởng của người dùng đối với Lazada trong suốt 10 năm qua.

Một thập kỷ phát triển của Lazada sẽ không dừng lại ở những thành tích đã gặt hái được. Với bệ phóng vững chắc từ logistics, công nghệ và các sáng kiến tối ưu hóa trải nghiệm người dùng không ngừng nghỉ, Lazada được kỳ vọng sẽ tiếp tục “làm nên chuyện”, đặt tên mình và khu vực Đông Nam Á lên bản đồ TMĐT thế giới.

Thu Trang

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM