Kế hoạch về blockchain của Bắc Kinh mang lại lợi ích cho các công ty khởi nghiệp
Theo SCMP, kế hoạch mới nhất của Bắc Kinh nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu thế giới về công nghệ blockchain đã mang lại cho các công ty khởi nghiệp của nước này một cú hích rất cần thiết. Nó thúc đẩy một loạt các ứng dụng và ngành công nghiệp, ngoại trừ bitcoin.
Một cú hích rất cần thiết
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) và Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) vừa công bố một kế hoạch để tạo ra một “hệ thống công nghiệp blockchain tiên tiến” và nuôi dưỡng các nhà vô địch blockchain quốc gia cạnh tranh toàn cầu bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn công nghiệp, ưu đãi thuế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bắc Kinh đang vẫy gọi cộng đồng các nhà phát triển toàn cầu của blockchain áp dụng tầm nhìn của mình cho công nghệ này. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Kế hoạch chi tiết về blockchain của Trung Quốc khuyến khích các công ty khởi nghiệp khám phá các ứng dụng blockchain trong các lĩnh vực từ tài chính đến hậu cần và chăm sóc sức khỏe. Điều này xảy ra khi chính quyền Bắc Kinh tiếp tục một cuộc đàn áp rộng rãi hơn đối với tiền điện tử. Các nhà chức trách cũng đang kiểm soát hoạt động khai thác bitcoin ở nước này, vốn tận dụng lợi thế từ nhiệt điện than giá rẻ.
Ông Luo Xiao – người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp blockchain VastChain có trụ sở tại Hàng Châu cho biết: các hướng dẫn mới nhất của chính phủ trình bày chi tiết tầm nhìn của Bắc Kinh đối với ngành đã ủng hộ công nghệ blockchain. Kể từ đó, ngành công nghiệp này đã phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ của chính phủ.
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Blockchain Yin Keting của Trường Công nghệ Phần mềm Đại học Chiết Giang nói rằng: hy vọng các hướng dẫn sẽ thúc đẩy việc triển khai nhiều ứng dụng đổi mới blockchain hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện chính sách và cải thiện sự phát triển lành mạnh của ngành.
Trong khi blockchain đang được sử dụng ở Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như thành phố thông minh và các sáng kiến của chính phủ, công nghệ này vẫn còn nhiều thách thức để thương mại hóa.
Công ty Hyperchain phát triển cơ sở hạ tầng cho các hợp đồng thông minh vừa trở thành kỳ lân hồi tháng 4. Phó chủ tịch của công ty khởi nghiệp blockchain Hyperchain Zhang Shuai có trụ sở tại Hàng Châu nói rằng: “Một mặt, bản thân công nghệ chưa đủ trưởng thành. Mặt khác, nó cần tích hợp sâu hơn vào các ứng dụng hiện tại”.
Nhiều tập đoàn lớn say mê
Blockchain đã được sử dụng trong một số ứng dụng quản trị nhất định, chẳng hạn như hệ thống hóa đơn dựa trên blockchain của Thâm Quyến được thông qua vào năm ngoái để theo dõi các khoản thanh toán thuế. Năm ngoái, chính quyền Ma Cao và tỉnh lân cận phía nam Quảng Đông đã tung ra hệ thống mã sức khỏe QR được được hỗ trợ bởi blockchain và giúp việc đi lại giữa hai khu vực trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Alibaba Group Holding và công ty liên kết fintech Ant Group của nó có nhiều bằng sáng chế liên quan đến blockchain nhất trên thế giới. Ảnh: Deal Street Asia.
Tính đến tháng 5.2020, Alibaba đã nắm giữ 212 trong số 3.924 bằng sáng chế liên quan đến blockchain trên thế giới, với các ứng dụng từ theo dõi chuỗi cung ứng đến các dịch vụ tài chính.
Tháng 5.2020, tập đoàn Tencent cũng công bố đầu tư 70 tỉ USD vào phát triển công nghệ blockchain. Đầu năm nay, cộng đồng âm thanh trực tuyến Lizhi Inc. đã hợp tác với AntChain để tạo điều kiện bảo vệ bản quyền cho podcast.
“Blockchain đảm bảo rằng các bản ghi là thật và có khả năng chống giả mạo, đồng thời nó có thể được sử dụng cho các hành động pháp lý nếu cần, điều này làm cho quy trình trở nên đáng tin cậy và hiệu quả hơn”, người đứng đầu thị trường vốn Effy Kang của Lizhi cho biết.
Không chỉ ở Trung Quốc, tiềm năng của blockchain đã khiến các tập đoàn Mỹ say mê. Boeing đã thử nghiệm blockchain để tổ chức không phận nhằm đảm bảo an toàn bay tốt hơn, trong khi các thí nghiệm tại Walmart sử dụng nó để theo dõi thực phẩm. Gartner dự báo rằng việc sử dụng blockchain mới có thể tạo ra giá trị 3.000 tỉ USD vào cuối thập kỷ này.