Doanh số bán xe đạp truyền thống ở Mỹ tăng cao
Mỹ đang đối mặt với đợt thiếu hụt xe đạp lần thứ hai sau năm 2020, khi các nhà cung ứng tiếp tục vật lộn với nhu cầu cao.
Doanh số bán xe đạp truyền thống, xe đạp trong nhà, và phụ tùng xe đạp tại Mỹ đã tăng 75%, lên một tỷ USD vào năm 2020 so với năm 2019, do nhiều người tìm đến hoạt động ngoài trời trong bối cảnh đại dịch, theo nghiên cứu của NPD, một dịch vụ tư vấn – phân tích bán lẻ và sản xuất.
Xu hướng đó tiếp tục trong năm 2021, với doanh số bán xe đạp bán lẻ tăng 60% so với cùng kỳ 2020. Matt Powell, Cố vấn cao cấp ngành thể thao của NPD dự kiến tăng trưởng doanh số sẽ chậm lại vào năm 2021 so với năm ngoái, nhưng chúng sẽ vẫn cao hơn kết quả năm 2019.
“Thiếu hụt hàng tồn kho diễn ra nghiêm trọng, do doanh số bán hàng tăng vọt”, ông Powell cho biết giá bán xe đạp trung bình đã tăng 40% trong quý I/2021, bởi sự kết hợp của sản lượng xe đạp đắt tiền nhiều hơn và giá bán lẻ cao hơn do chi phí sản xuất tăng.
Công ty Marketing Online: Xuyên Việt Media
Nhiều nhà bán lẻ xe đạp đang bị nhà cung cấp trì hoãn các đơn đặt hàng đến mùa thu và mùa đông. Bill Thayer, Đồng sáng lập kiêm CEO Fillogic, một nền tảng dịch vụ hậu cần cho các nhà bán lẻ, cho biết vấn đề cung – cầu hiện không phải là khó khăn riêng của thị trường xe đạp.
“Mọi cửa hàng bán lẻ, bất kể họ bán gì, đều đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu do sự gián đoạn chuỗi cung ứng”, Thayer nói nhu cầu tăng vọt qua tất cả các kênh, những gián đoạn chuỗi cung ứng này sẽ kéo dài đến năm 2022.
Chi phí nguyên vật liệu đã tăng lên, dẫn đến giá bán xe đạp giờ cao hơn so với năm ngoái. Mario Veraldo, Giám đốc điều hành MTM Logix, công ty cho biết 87% xe đạp ở Mỹ được sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản hoặc Liên minh châu Âu. Theo ông, vấn đề với sản xuất tập trung như vậy chính là các doanh nghiệp xe đạp khó nhận được linh kiện, phụ tùng từ các nơi khác khi chuỗi cung ứng không trơn tru.
“Xe đạp đã trở thành một cách để mọi người di chuyển trong các thành phố vắng vẻ hơn và quay trở lại các hoạt động thể chất. Do đó, nhu cầu tăng lên trong khi nguồn cung không có sẵn mặc dù các thành phần của nó ở khắp nơi trên thế giới có thể có sẵn”, Mario Veraldo, cho biết.
Cũng theo vị CEO này, việc thiếu nguồn cung đã gây ra lạm phát trên diện rộng, và nó sẽ cao hơn trong lĩnh vực xe đạp, do sản xuất tập trung ở châu Á, nơi các vấn đề vận chuyển căng thẳng so với phần còn lại của thế giới.
Tình trạng thiếu xe đạp cũng không chỉ xảy ra ở Mỹ. Lee Bibring, CEO Love Velo, một công ty xe đạp của Anh, cho biết các nhà bán lẻ ở châu Âu cũng đang “vật lộn để đáp ứng nhu cầu”.
“Năm 2020 chứng kiến sự bùng nổ về lượng người tham gia đạp xe và tất cả chúng ta đều nhận thấy nhu cầu rất lớn với xe đạp mới, xe đạp cũ và thiết bị đạp xe tại nhà từ những công ty như Peloton và Wahoo”, ông nói các nhà bán lẻ xe đạp đã rơi vào thế khó nhưng hầu hết cũng cho rằng nhu cầu sẽ dần suy giảm về mức trung bình, vì sự bùng nổ thị trường lúc này không khác gì một đốm sáng liên qua đến Covid-19.
Phiên An (theo Fox)