KHAI THÁC VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

226

Sự sụt giảm của nhu cầu thế giới chính là yếu tố khó khăn và thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam trong năm 2023. Về phía cung, tác động từ mở cửa nền kinh tế sau kiểm soát dịch COVID-19 của Trung Quốc có thể làm hàng hóa Việt Nam gặp phải cạnh tranh nhiều hơn tại các thị trường xuất khẩu. Do đó, khai thác thêm và mở rộng thị trường xuất khẩu mới là một trong những giải pháp của hầu hết các ngành hàng tại thời điểm này.

Khai Thác Và Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu (1)

Doanh nghiệp này cho biết, ngoài các thị trường truyền thống phù hợp với đặc tính hàng hóa tiêu dùng mà họ xuất khẩu bấy lâu nay, thì khai thác thị trường mới và giữ được thương hiệu là điều cần nhất vào lúc này.

Bà Trần Thị Thu Hằng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam

“Trong năm 2022 chúng tôi đã xúc tiến và xuất khẩu được thành công tuy chưa nhiều nhưng sang được thị trường Pháp thông qua cộng đồng người Việt vào hệ thống siêu thị của người Việt Nam tại Pháp. Chúng tôi cúng sang Thái Lan, cũng là cơ hội để cho hàng của Thái Lan được vào kệ hàng của siêu thị người Việt tại Thái. Nhưng vấn đề của chúng ta là làm sao tập trung nâng cao chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm Việt Nam để làm sao giữ vững được thị trường.”

Có thể là hình ảnh về 10 người, mọi người đang đứng, thực phẩm và trong nhà

Với các doanh nghiệp, nếu tập trung khai thác tốt các thị trường trong các khối, khu vực mà Việt Nam đã có ký kết thực thi các Hiệp định thương mại, thì những khó khăn về mặt thị trường sẽ không còn là vấn đề.

Bà Trần Thị Hồng Minh-Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

“Sử dụng những lợi thế khi mà các nước đã dần phục hồi và thị trường của các nước, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, chúng ta sẽ tận dụng sự mở cửa của các thị trường đó để tăng cường xuất khẩu. Thứ 2, chúng ta cũng đã là thành viên của một số Hiệp định thương mại thế hệ mới  như EVFTA, CPTPP, hay RCEP. Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để tạo điều kiện cho doanh  nghiệp mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.”

Có thể là hình ảnh về 1 người và trong nhà

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Ở kịch bản tích cực nhất, tăng trưởng GDP 2023 được dự báo ở mức 6,83%. Kịch bản này nuế đạt được sẽ một lần nữa khẳng định vai trò của việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương

“Chúng ta phải quan tâm đến thị trường mà có nhiều tiềm năng và có thể nói vẫn có thể coi là mới, ví dụ như thị trường Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông. Mặc dù chúng ta có quan tâm và các doanh nghiệp bước đầu cũng đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng so với kim ngạch giá trị tuyệt đối thì cũng có thể nói vẫn còn khiêm tốn.”

Bộ Công Thương vẫn nhìn nhận hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều cơ hội trong năm 2023. Có nhiều yếu tố tích cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu như các hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan; thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tích cực, là động lực tạo thêm năng lực sản xuất mới cho xuất khẩu. Bên cạnh đó là các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát huy tính chủ động sáng tạo, tìm kiếm thị trường mới./.

Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.

Phạm Tuấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM