Biểu hiện lâm sàng khi trẻ mắc Covid-19

Dưới đây là những triệu chứng COVID-19 dễ nhận thấy ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
Đại dịch COVID-19 đã xuất hiện trên toàn cầu trong hơn 1 năm trở lại đây, gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cả về sức khỏe lẫn kinh tế. Trong tất cả các làn sóng dịch tại các quốc gia, trẻ em được coi là nhóm đối tượng ít có các triệu chứng nghiêm trọng khi mắc bệnh.
Mặc dù vậy, đây là nhóm có sức đề kháng chưa cao và vẫn có thể làm lây lan bệnh cho người khác, một số trẻ có bệnh lý nếu mắc bệnh cũng sẽ trở nên nghiêm trọng, vì vậy cha mẹ cần hết sức chú ý để phòng bệnh cho con.
Hầu hết trẻ em mắc COVID-19 thường ít phát triển các triệu chứng hô hấp điển hình như người lớn. Mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19 ở trẻ sơ sinh và trẻ em thấp hơn nhiều so với dự đoán ở người lớn. Bệnh nhi mắc COVID-19 đôi khi có thể không có các biểu hiện lâm sàng điển hình.
Covid 3
Những triệu chứng mắc COVID-19 phổ biến ở trẻ em cần lưu ý
Triệu chứng COVID-19 phổ biến ở trẻ em
Các triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ em được báo cáo lại là chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, cảm lạnh, ho khan, mệt mỏi, phát ban, trong số các triệu chứng cúm khác, trong khi một số trẻ có thể bị khó thở.
Bệnh kiết lỵ (viêm ruột do tiêu chảy) đôi khi có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh COVID-19 ở trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện này cũng cần được xem xét cách ly hoặc thực hiện các biện pháp khử trùng thích hợp.
Các triệu chứng dạ dày-ruột cùng với sốt, phát ban và viêm kết mạc cũng được nhận thấy ở những bệnh nhi mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) – một biểu hiện của COVID-19 với tình trạng tăng viêm toàn thân và suy đa cơ quan. Những triệu chứng này có thể giống với viêm dạ dày-ruột do virus/vi khuẩn hoặc thậm chí là bệnh viêm ruột.
Nếu cha mẹ nhận thấy những triệu chứng sau đây ở trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
+ Tiêu chảy
+ Buồn nôn hoặc nôn
+ Đau bụng
+ Mệt mỏi
+ Nhức đầu
+ Đau nhức cơ và toàn thân
+ Chán ăn hoặc bún kém đặc biệt trẻ em dưới 1 tuổi.
covid 1
Ảnh minh họa
Tiêu chảy, đau bụng và các chứng nấc khác ở dạ dày – như cảm giác tức bụng – thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh thường gặp và tự biến mất, không cần điều trị nhưng trong thời điểm dịch COVID, nếu thấy con bị đau bụng, cha mẹ nên cho con đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bảo vệ trẻ khỏi COVID -19
+ Khử khuẩn, vệ sinh tay và các đồ vật xung quanh bé, tránh việc bé thường cầm nắm, bỏ đồ chơi vào miệng vô tình làm lây truyền virus vào cơ thể.
+ Tránh tụ tập, đưa bé đến nơi đông người, mang khẩu trang cho bé nếu tiếp xúc với môi trường lạ, đông đúc.
+ Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng là một trong những biện pháp rất có giá trị trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh.
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh cũng là một cách kích hoạt chủ động hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nên tiêm phòng ngay từ nhỏ các bệnh hay lây nhiễm và nguy hiểm cho cơ thể trẻ em như: Viêm gan siêu vi, sởi, tả, viêm não, cúm, phế cầu…

Xem thêm: Thời điểm nên rửa tay để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19
Hoàng Ly (t/h)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM